Explore
Also Available in:

Những Thay Đổi Từ Sự Kiện Tháp Ba-bên

Phải chăng’tất cả các ngôn ngữtrong’số hằng ngàn ngôn ngữ ngày nay trên thế giới được hình thành một cách riêng rẽ? Nếu không thì phải chăng các ngôn ngữ đó đã phát triển theo một cách tuần’tự và có mối liên hệ với nhau?

by

Composite graphic by Brendon O’Loughlin and Steve Cardno Artist’s reconstruction of the Tower of Babel.
Artist’s reconstruction of the Tower of Babel. The ancient historian Herodotus, who saw it on his way through Babylon, describes it as having eight levels, and standing a colossal 60 m (about 20 modern stories) high. This view, modelled upon ancient Ziggurats, is probably very similar to how it actually appeared.

Trong một buổi hội thảo về sự sáng’tạo ở một Hội Thánh’tại Singapore mà tôi đứng ra trình bày, người can đảm nhất trong ba’tín hữu trẻ đến gần chỗ tôi trong giờ nghỉ giải lao đã hỏi: “Thưa tiến’sĩ Wieland, chúng’tôi là những nhà ngôn ngữ học đang được đào’tạo để chuẩn bị cho công’tác truyền giáo’tại Myanmar [Miến Điện]. Xin ông vui lòng cho chúng’tôi biết Kinh Thánh có nói gì về nguồun gốc của các ngôn ngữ không?”

Sau khi hết ngạc nhiên vì câu hỏi của họ, tôi trả lời: “Có chứ, dĩ nhiên là Kinh Thánh có nói về điều đó.” Tôi đã giải thích cho họ rằng sau trận Đại Hồng Thủy xảy ra trên toàn cầu, những người’sống’sót (tất cả đều có nguồn gốc’từ gia đình Nô-ê) đã không tuân theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời và sanh’sản thêm nhiều và đầy dẫy trên mặt đất. Tại đồng bằng xứ Si-nê-a (Sumeria/Babylonia), họ bắt đầu xây dựng một thành phố có tên là Ba-bên và một cái tháp mà đỉnh của nó có thể “cao đến’tận trời.”1 Lúc đó,có lẽ chỉ sau cơn Đại Hồng Thủy khoảng 100 năm, tất cả họ vẫn còn là một phần của cùng một xã hội và nói cùng một thứ ngôn ngữ.

Việc Đức Chúa Trời làm xáo trộn ngôn ngữ của cộng đồng người nàygiống như một hình phạt dành cho’sự nổi loạn, khiến họ không thể hiểu được tiếng nói của nhau và phải phân’tán khắp trên trái đất. Như vậy, việc’tạo nên những ngôn ngữ khác nhau là một’sự kiện đột ngột và kỳ lạ.

Sau khi nói điều đó, tôi có thể thấy được vẻ bối rối và thậm chí là lo lắng trên gương mặt họ. Họ nói tiếp: “Xin ông vui lòng chỉ cho chúng’tôi chỗ nào trong Kinh Thánh nói về điều đó?” Thế là tôi mở Kinh Thánh, sách Sáng Thế Ký và đọc cho họ nghe những phân đoạn có liên quan. Điều này dường như chỉ càng đào’sâu thêm những băn khoăn của họ, mặc dù họ cố che đậy nó bằng những cử chỉ lễ phép bẩm sinh theo văn hóa của mình.

Bỏ qua câu hỏi hiển nhiên về việc làm sao những bạn trẻ nàyđã sắp ra đi vào cánh đồng truyền giáomà kiến thức về lịch’sử Kinh Thánh nghèo nàn như thế, tại sao Lời của chính Chúa mà họ đã thề nguyện phục vụ tại cánh đồng truyền giáo lại khiến họ kinhngạc đến vậy?

Rồi một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu’tôi: là các nhà ngôn ngữ học, những người này phảinắm rất rõ về cách thức các ngôn ngữ đã biến đổi theo thời gian. Không chỉ thế, có lẽ họ cũng đã nghiên cứuchứng cứ về sự liên quan của các ngôn ngữ trong lịch’sử dù trong hiện’tại chúng dường như rất khác nhau.

Vậy mà tại đây lại có một đoạn trong’sách Sáng Thế Ký mà thoạt nhìn có thể được hiểu rằng các ngôn ngữ mà hiện’tại con người đang’sử dụng’tại vùng của họ, như tiếng Trung Hokkien của chính gia đình họ, tiếng Tamil của những người Ấn độ láng giềng, ngôn ngữ của dân’tộc thiểu’số Karen’tại Miến Điện, tất cả đều xuất hiện trong cùng một thời điểm, bởi những cách thức kỳ lạ.

Dĩ nhiên’sách Sáng Thế Ký không dạynhư vậy, hệt như Kinh Thánh không dạy rằng’tất cảkhoảng 800 ngôn ngữ (cùng nhiềutiếng địa phươngnữa) của xứ Papua Tân Ghi-nê đều được phát sinh ngay’từ Trung Đông. Trước hết, chúng ta hãy xem xét toàn bộ vấn đềngôn ngữ và sự thay đổi của nó.

Sự Biến Đổi Của Ngôn Ngữ

Bất kỳ ai nghi ngờ về sựbiến đổi của ngôn ngữ chỉ cần đọc bài thơ “Canterbury Tales” của Geoffrey Chaucer được viết bằng tiếng Anh cách đây 600 năm. Lấy ví dụ như câu ‘…the yonge sonne hath in the ram his half cours yronne, and small fowls maken melodye, that slepen all the night with open yë.’ Ngay cả bản Kinh Thánh King James (năm 1769), dù không phải là tiếng Anh hiện đạinhưng vẫn khác xa so với bản gốc in năm 1611,2 và có hàng chục ngàn’sựthay đổi cần thiết để giúp cho Kinh Thánh trở nên dễ hiểu đối với đại đa’số quần chúng đang’sử dụng một loại tiếng Anh không ngừngthay đổi.

Việc phổ biến chữ viết, đặc biệt là chữ viết ở dạng văn bản in, có lẽ đã giảmtốc độ của quá trình đa dạng hóa, là điều có thể trở nên rất bi kịch đối với những nền văn hóa không có ngôn ngữ viết.3 Tình trạng này đặc biệt xảy ra ở những nơi mà một’số cộng đồng người nào đó bị cắt liên lạc với các cộng đồng xung quanh trong một khoảng thời gian. Có hai ngôi làng Papuan nọphân cách nhaubởi địa hình núi non hiểm trở. Trước đó hằng chục thế hệ, những cư dân’sống trong hai ngôi làng đó đã từng nói cùng một thứ ngôn ngữ nhưng ngày nay nếu gặp nhau họ lại không thể nào giao tiếp được với nhau (Xem Mục Ngôn Ngữ qua các thời kỳ – 3 Khái Niệm)

Lại cũng có bằng chứng thú vị về sự liên quan giữa các ngôn ngữ. Nhờ có khả năng đọc cả tiếng Đức và tiếng Anh mà tôi nhận thấy rằng mình có thể hiểu được cả một đoạn văn bản viết bằng tiếng Hà Lan, mặc dù tôi không hề hiểu nghĩacủa chúng trong văn nói. Dường như tiếng Hà Lan là một ngôn ngữ trung gian giữa tiếng Đức và tiếng Anh. Chẳng hạn như những’từ sau:

Tiếng Anh Tiếng Hà Lan Tiếng Đức
water
(Nước)
water Wasser
dog (hound)
Chó (Chó săn)
hond Hund
clock
(Đồng hồ)
klok Uhr

Rồi trong một lần đến thăm một nghĩa trang có lịch’sử 500 năm dành cho những thủy thủ Hà Lan ở Melaka (Malacca) trên bán đảo Malay, tôi đã tìm thấy những dòng chữ khắc trên bia mộ mà đối với’tôi chúng còn dễ hiểu hơn cả tiếng Hà Lan hiện đại. Rõ ràng, trong quá khứ, những ngôn ngữ này rất gần với nhau. Chúng đã “phân rẽ” khỏi nhau, vì thế mà càng về sau, chúng lại càng trở nên cách xa nhau.

Những mối liên hệ giữa tiếng Đức, tiếng Hà Lan và tiếng Anh nghe có vẻ hợp lý, cũng như có ý kiến cho rằng có những mối quan hệ giữa tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha (một vài loại ngôn ngữ được gọi là những ngôn ngữ Rô-man) và tiếng Latin cổ. Nhưng những mối quan hệ không chỉ trong nội bộ một nhóm mà còn cả giữa hai nhóm ngôn ngữ cũng thật quá rõ ràng. Chẳng hạn như trong một ví dụ trên đây, bạn hãy để ý, từ “đồng hồ” (clock) trong tiếng Đức (uhr) nghe giống như từ “giờ” (hour) trong tiếng Anh và từ “giờ” (hour) trong tiếng Anh lại’tương’tự với’từ “giờ” trong tiếng Latin (hora).4

Thật ra không chỉ những ngôn ngữ nói trên nhưng có rất nhiều những ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European), bao gồm cả tiếng Hy Lạp, tiếng Nga và thậm chícả tiếng Phạn (Sanskrit) cổ, cũng có thể đem ra so’sánh để tìm điểm’tương quan theo cách này. Nếu bạn phủ nhận mối liên hệ giữa những ngôn ngữ trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âuthì bạn phải nói rằng bảng dưới đây với những dãy’từ có phát âm và ý nghĩa’tương’tự nhau đầy những trùng hợp ngẫu nhiên thật kỳ lạ.

Điều này nghĩa là rất có thể tất cả những ngôn ngữ bên dưới, ngoại trừ tiếng Hungary (cột phía ngoài cùng bên phải) có cùng một “ngôn ngữ tổ tiên”. Các nhà ngôn ngữ học ám chỉ đó chính là ngôn ngữ “Ấn-Âu Tiền Sử” (proto-Indo-European) và đã cố gắng để đưa ra một vài suy luận hợp lý về một’số nguồn gốc ban đầu của các’từ ngữ thuộc hệ thống’từ đó.

Tiếng Anh Tiếng Đức Tiếng Đan Mạch Tiếng La-tin Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Ý Tiếng Pháp Tiếng Hy Lạp (Hiện Đại) Tiếng Nga Tiếng Hungary
One (Một) Eins En Unus Uno Uno Un Ena Odyin Eggy
Two (Hai) Zwei To Duo Dos Due Deux Dhyo Dva Kettö
Three (Ba) Drei Tre Tres Tres Tre Trois Tria Tri Három
Four (Bốn) Vier Fire Quattuor Cuatro Quattro Quatre Tessera Chyetirye Négy
Five (Năm) Fünf Fem Quinque Cinco Cinque Cinq Pente Pyat’ Öt
Mother (Mẹ) Mutter Mor Mater Madre Madre Mère Metera Mat’ Anya
Father (Cha) Vater Far Pater Padre Padre Père Pateras Otyetz Apa
I (Tôi) Ich Jeg Ego Yo Io Je Ego Ya Én
You (Bạn) Du Du Tu Tu Tu Tu Esy Ti Ón
House (Nhà) Haus Hus Domus Casa Casa Maison Spiti Dom Ház
Dog (Chó) Hund Hund Canis Perro Cane Chien Skylos Sobaka Kutya
Cat (Mèo) Katze Kat Feles* Gato Gatto Chat Gata Koshka Macska
Lion (Sư tử) Löwe Løve Leo León Leone Lion Leontari Lyev Oroszlán
Monkey (Khỉ) Affe Abe Simius Mono Scimmia Singe Maimouda Obiez’yana Majom
Bear (Gấu) Bär Bjørn Ursus Oso Orso Ours Arkoudha Myedvyed’ Medve
Snake (Rắn) Schlange Slange Serpens Serpiente Serpente Serpent Fidhi Zmyeya Kigyó
Horse (Ngựa) Pferd Hest Equus Caballo Cavallo Cheval Alogo Loshad’
Cow (Bò) Kuh Ko Vacca Vaca Vacca Vache Vodi Korova Tehén
Khi so’sánh rất nhiều’từchỉ những’sự vật thường gặp, chúng ta có thể thấy“tính họ hàng” giữa nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những ngôn ngữ như tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp rõ ràng rất gần với nhau (và cũng gần tiếng La-tin cổ) hơn bất kỳ ngôn ngữ nào trong’số đó so với các ngôn ngữ nhưtiếng Đức, tiếng Anh hay tiếng Đan Mạch. Tuy nhiên, dù chỉ xem qua một ví dụ hạn chế như vừa rồi thì chúng ta cũng có thể thấy mối quan hệ nội bộ (inter-relatedness) của’tất cả những ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu được liệt kê trong’từng cột ở bảng trên(ngoại trừ tiếng Hungary). (Ghi chú: Tiếng Hy Lạp và Tiếng Nga có bảng chữ cái khác, vì vậy chúng ta phải chuyển những chữ cái đó sang những’từ trong tiếng Anh có nghĩa gần’tương đương). Thật thú vị, như chúng ta thấy trong cột cuối cùng ở bảng’từ phía trên, dù được’sử dụng ở một quốc gia’tại Âu lục nhưng tiếng Hungary lại không thuộc hệ thống ngôn ngữ Ấn-Âu. Còn tiếng Bax-cơ, ngôn ngữ của một bộ phận người ngày nay ở Tây Ban Nha, lại cũng hoàn toàn có nguồn gốc’từ một hệ ngôn ngữ khác. Mỗi ngôn ngữ hoàn toàn không có liên hệ với những ngôn ngữ khác không thuộc hệ của nó. Điều này hoàn toàn nhất quán với ý kiến cho rằng’tất cả các ngôn ngữ trong mỗi nhóm phát sinh’từ một ngôn ngữ “gốc” bắt nguồn’tại tháp Ba-bên.

Các ngôn ngữ có tiến hóa không?

Dù các ngôn ngữ rõ ràng cóbiến đổi và có nhiều ngôn ngữ đã phát sinh do việc phân rẽ từ một “tổ tiên chung”, sự tương’tự với ý tưởng về một’sự tiến hóa sinh học ở quy mô lớn cũng chỉ dừng lại’tại đó mà thôi.

Thật ra, tôi cho rằng thật sai lạc khi nói về bất cứ “sự tiến hóa ngôn ngữ” nào. Những thay đổi về ngôn ngữ phần lớnlà do’tài phát minh, tính’sáng’tạo bẩm sinh và khả năng thích ứng chứ không phải do các đột biến di truyền được’sàng lọc bởi quá trình chọn lọc’tự nhiên. Các ngôn ngữ được nghiên cứu ngày nay hầu như đều trong tiến trình biến đổi để trở nên đơn giản hơn chứ không phải phức’tạp hơn. Một vài bộ lạc nguyên thủy trước kia’từng nói những thứ ngôn ngữ với ngữ pháp vô cùng phức’tạp. 5 Có lẽ sự “thoái hóa” trong ngôn ngữ lại là một thuật ngữ thích hợp hơn.

Ngôn Ngữ Qua Các Thời Kỳ – Ba Khái Niệm

(A) Cây Tiến Hóa ( Evolutionary tree)

Evolutionary tree

Niềm tin về sự tiến hóa của các ngôn ngữ cho rằng’tất cả các ngôn ngữ có lẽ được xuất phát’từ một ngôn ngữ nguyên thủy bắt nguồn’từ tiếng kêu của động vật.

(B) Thảm Ngôn Ngữ (Language Lawn)

Language Lawn (caricature of Genesis)

Đây là một nhận thức (sai lầm) phổ biến về sách Sáng Thế Ký. Nhận thức này cho rằng mỗi ngôn ngữ ngày nay đều bắt nguồn một cách riêng rẽ tại tháp Ba-bên.

(C) Khu Vườn Sáng Thế Ký (Genesis Orchard)

Genesis Orchard

Sau trận Đại Hồng Thủy (chúng ta không’tìm được thông tin nào nói đến’sự đa dạng về ngôn ngữ trước thời điểm nước lụt) ngôn ngữ duy nhất lúc đó là ngôn ngữ mà gia đình Nô-ê sử dụng. Tại tháp Ba-bên một ngôn ngữ khác đã được “lập trình” cho mỗi nhóm gia đìnhmột cách đột ngột và siêu nhiên. Mỗi ngôn ngữ trong’số đó đã đa dạng hóa và trở thành nhiều loại ngôn ngữ riêng biệt khác nữa nhưng’tất cả đều có mối liên hệ với nhau hay cũng có thể nói rằng mỗi nhóm ngôn ngữ đều có chung một “tổ tiên.”

Lưu ý rằng 3 biểu đồ nói trên cũng áp dụng để diễn’tả những’sự biến đổi của các sinh vật’sống

Niềm tin vào’sự tiến hóa (A) cho rằng’tất cả các giống loài đều bắt nguồn’từ cùng một’tổ tiên, còn nhận thức sai lầm (B) lại cho rằng’tất cả các giống loài trên thế giới đều được’tạo nên một cách riêng rẽ và không hề biến đổi theo thời gian. Lẽ thật Kinh Thánh (C) nói rằng mỗi giống loài đều được’tạo nên một cách riêng rẽ, có sự biến đổi theo thời gian và sự đa dạng hóa trong nội bộ từng loài (không có thông tin di truyền (ND) mới, do vậy không có sự tiến hóa) kể cả sau cơn nước lụt. Như thế, loài chó sói, chó đin-gô, hay chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ, v.v … đều bắt nguồn’từ một “loài chó” tổ tiên có nguồn gốc’từ loài chó từng có mặt trên chiếc’tàu của Nô-ê.

Còn’sự kiện tháp Ba-bên thì sao?

Sáng Thế Ký 10:32 dường nhưngụ ý nói rằng việc con người phân’tán trên khắp mặt đất thường nối theo dòngtộc đa thế hệ. Cơ chế của việc phân’tán trên có thể được’tìm thấy ở đoạn 11 qua’sự kiện Chúa đột ngột’tạo ra những ngôn ngữ mới khiến cho con người lúc đó không hiểu được tiếng nói của nhau. Trong’tình cảnh “cắt đứt giao tiếp” như thế, sự tức giận bùng lên, những nỗi nghi ngờ sẽ phát sinh dữ dội và thái độ thù nghịch’sẽ không ngừng đẩy những nhóm người không cùng ngôn ngữ ra xa nhau. Tuy nhiên, để duy trì sự liên kết như câu Kinh Thánh trên đã ám chỉ thì mỗi dòng họ thế hệ hay “gia’tộc” cần phải’sử dụng chung một ngôn ngữ.

Vì khoảng thời gian’từ sau cơn nước lụt đến thời điểm xây dựng tháp Ba-bên không lâunên trên thế giới chưa thể nào hình thành hàng trăm thị tộc. Có lẽ lúc ấy chỉ có khoảng vài chục ngôn ngữ riêng lẽ cần phải được’tạo ra để mỗi thị tộc có được ngôn ngữ riêng của mình và cũng để những ý định của Đức Chúa Trời được thực thi một cách nhanh chóng như sách Sáng Thế Ký đã ký thuật lại.

Cuối cùng, khi những thế hệ kế tiếp của các thị tộc này di chuyển đến nhiều nơi khác trên thế giới, một vài nhóm trong nội bộ những thị tộc đó lại phân rẽ với nhau. Bằng cách đó, tất cả những ngôn ngữ phát sinh’tại tháp Ba-bên đã thay đổi và tách thành nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng vẫn thể hiện những đặc điểm liên quan đến nhau.

Qua một khoảng thời gian’tương đối ngắn, nhiều’sự thay đổi’tích’tụ lại chính là căn nguyên phát sinh nhiều thổ ngữ khác nhau (Chẳng hạnnhư phương ngữ Tiếng Anh được’sử dụng’tại Scốtlen, tại Liverpool và Úc; tại Nam Mỹ đối lập với Bắc Mỹ). Cuối cùng, những phương ngữ này quá khác biệt đến nỗi người’sử dụng phương ngữ này không thể hiểu được người’sử dụng phương ngữ kia –Đây là một tiêu chuẩn để phân loại các ngôn ngữ thành các loại riêng rẽ.6

Vì vậy, tôi nghĩ rằng “hệ ngôn ngữ” Ấn-Âu có thể bắt nguồn’từ một ngôn ngữ “gốc” nào đó tại tháp Babel. Đã hàng ngàn năm trôi qua kể từ thời điểm xảy ra’sự kiện’tại tháp Ba-bên và hàng trăm nhóm ngôn ngữ đã phát sinh’từ một’số ít những ngôn ngữ riêng biệt (được’tạo nên) đó.

Một phán đoán ra’từ tất cả những điều nói trên, dựa vào’số lượng lớn các ngôn ngữ trên thế giới ngày nay, làchúng ta có thể nhóm các ngôn ngữ này lại thành những “hệ” ngôn ngữ như hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nhưng không nên cố gắng’tạo ra một mối quan hệ nào đó giữa “hệ ngôn ngữ” này với “hệ ngôn ngữ” khác. Vì theo mô hình này, mỗi hệ ngôn ngữ riêng biệt là nhánh của một “ngôn ngữ gốc” ban đầu’tại tháp Ba-bên. Các “ngôn ngữ gốc” ấy là những ngôn ngữ phát sinh không do’sự thay đổi của một ngôn ngữ tổ tiên nào khác trước đó.

Điều này thật’sự phù hợp với những gì chúng ta quan’sátđược. Chẳng hạn, đối với hệ ngôn ngữ Trung Á bao gồm tiếng Hoa, tiếng Nhật và tiếng Hàn, không có một chứng cứ nào cho thấy rằng chúng bắt nguồn’từ cùng một “ngôn ngữ tổ tiên” với các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu hay những ngôn ngữ trong các hệ thống ngôn ngữ gia đình khác.

Nhiều ngôn ngữ ngày nay đang trở nên mai một và có nhiều ngôn ngữ mà các nhà ngôn ngữ học chưa’từng nghiên cứu đến. Vì vậy,các ước lượng’số “hệ ngôn ngữ”rất khác nhau và đó là một công việc khó khăn. Con’số này thường vào khoảng khoảng 8 đến 20 (phổ biến là 12 hay 13). Điều nàykhá trùng hợp với những mô tả trong Sáng Thế Ký.

Những nhà tiến hóa đã rất cố gắng để “liên kết” các hệ ngôn ngữ khác nhaunhằm chỉ ra một’tổ tiên chung của chúng. Chẳng hạn, họ muốn chứng minh rằng chính các ngôn ngữ Ấn-Âu và những ngôn ngữ Trung-Á (Sino-Asiatic) đã phát sinhtừ một ngôn ngữ nào đó trước đây. Nhưng những nỗ lực của họ đã không thành công. Một cách kỳ diệu, bằng chứng này nhất quán với quan điểm theo đó một’số ít ngôn ngữ đã được hình thành một cách riêng rẽ trong’sự kiện tháp Ba-bên rồi trở nên đa dạng hóa thành rất nhiều những ngôn ngữ mà con người’sử dụng ngày nay.

Tài Liệu Tham Khảo và Ghi Chú

  1. Tiếng Hê-bơ-rơ ở đây có thể hiểu theo nhiều cách. Nó có thể được hiểu là một ngọn tháp đang được xây cao lên đến’tận trời, một cách nói hình’tượng để diễn đạt ý cho rằng ngọn tháp này cực kỳ cao (như cách chúng ta dùng’từ “nhà chọc trời” trong tiếng Việt,hay “Wolkenkratzer” (“nhà chọc mây” trong tiếng Đức). Chữ này cũng có thể mang ý nghĩa nói rằng đỉnh của ngọn tháp đó chính là một đài quan’sát thiên văn,phục vụ cho việc thờ phương’tà thần trong thời kỳ này cũng giống như một vài đền thờ kim’tự tháp cổ giai đoạn Babylon cổ đại (Ba-bên). Trở về bàit
  2. Bản Kinh Thánh King James đầu tiên được xuất bản vào năm 1611 đã dùng những’từ như Iesus, Iehovah, vnto, euill và beleeueth. Bản in này cũng chứa đựng những Ngụy Kinh (Apocrypha), những đoạn tham chiếuvới nó từ những’sách được quy điển và liệt kê những câu Ngụy Kinh trong lịch đọc Kinh Thánh. Nguyên bản năm 1611 cũng bao gồm hơn 8.000 phần ghi chú bên lềvới nội dung là những phương án dịch khác và những’từ không rõ nghĩa trong bản Kinh Thánh gốc. Trở về bàit
  3. Truyền hình, với ảnh hưởng “đồng hóa” của nó trên ngôn ngữ, cũng làm chậm đi quá trình đa dạng hóa và thậm chí cũng là tác nhân đưa đến’sự hội’tụ ngôn ngữ, chẳng hạn giữa tiếng Anh của người Úc và tiếng Anh của người Mỹ. Trở về bàit
  4. Bằng việc phân’tích những đặc điểm chung, các nhà ngôn ngữ học có thể đưa ra kết luận rằng các ngôn ngữ Rô-man được bắt nguồn’từ một thứ ngôn ngữ chung sau khi ngôn ngữ đó tách ra khỏi’tổ tiên chung của những ngôn ngữ có nguồn gốc’từ tiếng Đức (như tiếng Anh, Tiếng Hà Lan, Tiếng Đức. v.v … ) Trở về bàit
  5. Linton, R., Quyển “The Tree of Culture”, Alfred A. Knopf, New York, 1955, trang. 9. Trở về bàit
  6. Đôi khi tiêu chí không hiểu lẫn nhau khi xác định các ngôn ngữ riêng rẽ lại nhường chỗ cho những’sự chia rẽ chính trị – chẳng hạn như tiếng Na-uy, tiếng Đan Mạch và tiếng Thụy Điển. Cần lưu ý rằng mỗi cá nhân nói hơi khác mọi người một chút – Điều đó được gọi là vốn’từ vựng cá nhân. Trở về bàit

* NB: Not Felis, as commonly thought. Return to table.