Explore
Also Available in:

Chủ nghĩa vô thần cần thuyết tiến hóa

Liệu thuyết tiến hóa có dựa trên bằng chứng?

bởi
dịch bởi Hi Tea và John Smith

Đã đăng: 1 Tháng giêng 2015 (GMT+10)
freeimages.comAtheism-needs-evolution

Câu hỏi về nguồn gốc (mọi sự đến từ đâu) chỉ có thể có hai câu trả lời. Hoặc vũ trụ tự mình sinh ra hay không phải vậy. Nếu nó tự sinh ra thì phải có một dạng tiến hóa vũ trụ nào đó xảy ra để giải thích cho hiện thực. Nếu không, thì phải có một Đấng Tạo Hóa. Không có lựa chọn thứ ba.?1

Nhiều người dường như được thuyết phục rằng thuyết tiến hóa được dựa trên phân tích của những dữ liệu thô đã giúp chứng minh cách rõ ràng rằng quá trình tiến hóa là một quá trình thực sự đã diễn ra xuyên suốt lịch sử. Là một thủ lĩnh của thuyết tiến hóa, Richard Dawkins đã nói:

“[B]ạn có hàng triệu và hàng triệu mảnh bằng chứng mà không một người có lý trí nào có thể tranh cãi.”2?

Nhưng tất cả mọi người đều có một xuất phát điểm cơ bản về niềm tin liên quan tới câu hỏi nguồn gốc, một tiền giả định được chấp nhận là đúng mà không có bằng chứng, hoặc một tiên đề. Thậm chí nếu ai đó nói rằng niềm tin cơ bản ban đầu của họ là một thành quả của việc phân tích một khối những dữ kiện mà đã dẫn họ tới lập trường khởi đầu cơ bản, thì ở gốc rễ của hệ thống niềm tin của họ, họ sẽ luôn còn một xuất phát điểm mà không thể được chứng minh xa hơn.

Một nhà thuyết tiến hóa, Michael Ruse công nhận như vậy khi ông tuyên bố:

“[T]huyết tiến hóa, gần giống như một tôn giáo, bao gồm việc lập nên một tiên đề hay những giả định siêu hình, mà ở một cấp độ nào đó, không thể chứng minh bằng thực nghiệm”3

Câu hỏi về nguồn gốc (mọi sự đến từ đâu) chỉ có thể có hai câu trả lời. Hoặc vũ trụ tự mình sinh ra hay không phải vậy. Không có lựa chọn thứ ba.?.

Lấy một ví dụ trừu tượng, nếu ai đó nói “Tôi” tin điều “A”, và ai đó khác hỏi “Tại sao?” và người đó trả lời “Bởi vì ‘B’”, thì họ không thể làm vậy mãi (sự quy thoái vào vô tận). Một người nói như vậy có thể đi qua một loạt những chữ cái (bởi vì “C”, bởi vì “D” vân vân) nhưng sớm muộn thì họ phải dừng lại và nói “tôi tin bởi vì tôi tin”. Bạn cuối cùng sẽ tới một điểm mà bạn không thể giải thích niềm tinh với một niềm tin khác – nếu không niềm tin đó lại trở nên niềm tin “cơ bản”.

Khi một ai đó đã theo một điểm xuất phát, tất cả những dữ liệu khác sẽ thường được xử lý qua ‘bộ lọc’ đó, áp đặt nhãn quan của họ trên những dữ liệu đó.4

Thuyết tiến hóa là “hệ quả” của chủ nghĩa vô thần

Đối với người vô thần, xuất phát điểm của họ là một niềm tin sống động vào một mệnh đề “Đức Chúa Trời không tồn tại” (a-theos), mặc dù một vài nhà cải chánh tuyên bố rằng nó chỉ là một sự thiếu hụt niềm tin vào Chúa. Nếu một người bắt đầu với tiên đề đó, việc giải nghĩa và giải thích lô gic cho tổng thể những dữ kiện chúng ta quan sát được (vũ trụ, trái đất, sự đa dạng của sự sống, trải nghiệm của con người, vân vân) sẽ là thể nào?

5 điểm trong niềm tin vô thần:

  1. (Chủ nghĩa tự nhiên) Hiển nhiên ai cũng phải tin rằng mọi sự được sinh ra qua quá trình tự nhiên bởi vì giả định cơ bản là không có tâm trí, không có một nhà thiết kế trí tuệ hay một ‘bàn tay hướng dẫn’ giải thích cho sự tồn tại.
  2. (Từ đơn giản tới phức tạp) Tin rằng vũ trụ của chúng ta với sự phức tạp đồ sộ có thể được tạo ra một cách hoàn chỉnh đơn giản là không thể nào. Vì thế đã phải có, và có thể cho là đang có, vô số những thay đổi diễn ra trong vật chất theo thời gian. Những quá trình liên quan hẳn đã tác động vào vật chất để đi từ sự đơn giản tới phức tạp hơn.
  3. (Thời gian sâu) Để có thể giải thích sự đa dạng bao la của vật thể trong vũ trụ của chúng ta, tất cả những quá trình này hẳn đã phải xảy ra trong một khoảng thời gian ‘sâu’ (rất dài).
  4. (Loài người được tạo ra do những sự kiện ngẫu nhiên độc lập) Loài người đã phải được sinh ra qua những quá trình tự nhiên không được kiểm soát vì thế chúng ta không chút gì đặc biệt ngoại trừ là chúng ta là đỉnh điểm của hệ sinh vật trong đó sinh vật lớp trên ăn sinh vật lớp dưới. Bất kì cảm giác đạo đức hay đạo lý nào chỉ là một phần của sự phát triển tự nhiên và vì thế không thể nào tuyệt đối được.
  5. (Tiến Hóa) Kết luận cuối cùng là tất cả những gì chúng ta trải nghiệm là hệ quả của một quá trình của cái được gọi là ‘tự tạo ra’.5 (Lưu ý rằng mặc dù sự ‘tự tạo ra’ xét cách trung thực nhất là một ý tưởng rời rạc [bởi vì một vật không thể làm một bất cứ điều gì trước khi nó tồn tại], những nhà vô thần như Lawrence Krauss ngày nay đang đề xuất một ý tưởng vô lý và phản khoa học như vậy.
Tất cả những yếu tố cốt lõi của thuyết tiến hóa tổng quát đơn giản chỉ là một hệ quả của việc suy luận lô-gic và triết lý bắt nguồn từ khái niệm vô thần cơ bản được áp dụng vào trong thế giới chúng ta sống..

Vậy tất cả những yếu tố của thuyết tiến hóa tổng hợp (tiến hóa của vũ trụ, địa chất, hóa học, sinh học và của loài người) đơn giản chỉ là một hệ quả của việc suy luận lô-gic và triết lý bắt nguồn từ khái niệm cơ bản về vô thần kiên điển được áp dụng vào trong thế giới chúng ta sống. Tất cả những kết luận này có thể được suy ra từ một niềm tin tổng quát đơn giản là Chúa không tồn tại (vô thần), trước khi nói tới sự ảnh hưởng từ chứng cớ vật chất cụ thể nào. Từ điểm này trở đi tất cả những dữ kiện ai đó thấy có thể được giải nghĩa theo cách nhìn đó. Những điều này sau đó được xâu chuỗi tạo ra một bức tranh lịch sử về vũ trụ mà ủng hộ cho những quan điểm đó.

Những tiên đề cơ bản này vẫn y nguyên trải qua dòng lịch sử. Ý tưởng về thuyết tiến hóa không phải là một khái niệm hiện đại. Người Ai Cập cổ, người Ba-by-lôn, người Ấn Độ, người Hy Lạp và người La-Mã đều có những ý tưởng về lịch sử hàng triệu năm và/hoặc tiến hóa sinh học trong những hệ thống niềm tin của họ, tất cả đều không có những cơ sở lập luận như ngày nay thường được dùng làm chứng cớ về tiến hóa (cột địa chất, AND, chọn lọc tự nhiên, định tuổi theo đồng vị phóng xạ, hóa thạch người cổ, vân vân).

Lấy ví dụ gần ngày nay hơn, người ông vô thần của Charles Darwin, Erasmus Darwin, nghĩ ra và xuất bản một bài giải thích tự nhiên về thế giới (trong cuốn sách Zoonomia [1794] khoảng 65 năm trước khi Charles làm điều tương tự. Nó bao gồm những ý tưởng rằng trái đất đã được tạo ra từ một vụ nổ trong vũ trụ, sự sống bắt đầu từ biển, rồi trở nên phức tạp theo chiều hướng tiến bộ hơn và cuối cùng trở thành người, và tất cả những điều này xảy ra trong vài triệu năm. Hơn nữa, lưu ý rằng tất những giả định này đều được kết luận mà không có “bằng chứng” quen thuộc mà những nhà tiến hóa học nói đến ngày nay.

Tại sao lại có người khởi xướng khái niệm vô thần?

Kinh Thánh nói những người chưa tái sinh ở trong tình trạng chống nghịch lại Chúa. Sự khước từ một người đạt tới đỉnh điểm là từ chối sự “tồn tại” của họ (vì thế có câu thành ngữ “Trong lòng tôi, anh đã chết”. Rốt cuộc, một số người khước từ Chúa tới mức họ từ chối sự tồn tại của Ngài. Sự từ chối Chúa thường được tóm lại trong câu nói “Chúa chết” của Nietzsche, một nhà vô thần nổi tiếng (tai tiếng).

Dù một vài người trong lịch sử đã tuyên bố mình là vô thần, khái niệm này luôn là bị những nhà tư tưởng sâu sắc nghi ngờ (có thể nói bởi vì tính phi lý theo góc độ khoa học và triết học, và những biểu hiện rõ ràng liên quan tới đạo đức của hệ thống đó). Ví dụ như, Ngài Isaac Newton (không nghi ngờ gì là một nhà khoa học vĩ đại nhất từng sống) đã từng nói;

“Nghịch với sự tin kính là sự vô thần trong tuyên bố và sự sùng bái thần tượng trong thực hành. Chủ nghĩa vô thần thực sự là vô lý và ghê tởm với loài người nên nó không có nhiều tín đồ.6

Một vài người có ấn tượng sai rằng bản thân tiến hóa là ‘khoa học’. Nhưng nó không chỉ đơn thuần là việc những nhà khoa học đi theo những thuyết tiến hóa của Charles Darwin một cách nhanh chóng. Mà nó là việc những người (hoặc có đầu óc khoa học hay không) theo chủ nghĩa tự nhiên và những người nghi ngờ Kinh Thánh đã ủng hộ Darwin từ đầu.

Sự chống đối học thuyết Darwin đến ngay lập tức từ những nhà khoa học lỗi lạc. Những người này bao gồm nhà vật lý James Clerk Maxwell (người sáng lập học thuyết điện từ),7 Louis Pasteur (người tiên phong trong viêc tạo miễn dịch và người phát triển luật cơ bản trong sinh học ([Thuyết phát sinh sinh vật]),8 Lord Kelvin (người tiên phong chong ngành nhiệt động và máy điện báo xuyên Thái Bình Dương),9 và Louis Agassiz (nhà sáng lập đóng băng địa chất học hiên đại) đã bác bỏ Darwin.

Viện sĩ của Hiệp hội Hoàng Gia, Ngài John Herschel bác bỏ ý tưởng này và kêu nó là “luật của sự hỗn loạn và lộn xộn”.10 Richard Owen, nhà quản lý khoa Lịch Sử Tự Nhiên của Bảo Tàng Anh gây khó chịu cho Darwin với những chống đối nghịch lại thuyết của Darwin đến nỗi Darwin cuối cùng công nhận rằng ông ta ghét Richard Owen.11 William Whewell, một nhà triết học khoa học nổi tiếng (tác giả của cuốn sách Lịch Sử về Khoa Học Quy Nạp), đã cấm cuốn “Nguồn Gốc” khỏi thư viện Cambridge. Và đã có một loạt những nhà địa chất học tin vào Kinh Thánh cũng đã bác bỏ thuyết Darwin và kèm theo là lịch sử trái đất với ‘hàng triệu năm tuổi’ của nó.

Nhiều người đã nghĩ rằng học thuyết Darwin rất phản khoa học. Giáo sư Johann H. Blasius, giám đốc bảo tàng lịch sử tự nhiên Ducal ở Braunschweig (Brunswick), thuộc nước Đức, trong một bài phỏng vấn đã nói, “tôi cũng ít khi đọc một cuốn sách mà nêu ra những kết luận rộng đến vậy mà lại rất ít dữ liệu để xác nhận chúng…. Darwin muốn chỉ ra rằng loài này đến từ những loài khác.”12,13

Trái lại, những nhân vật tự cho mình là ‘suy nghĩ tự do’ như Charles Lyell, người đã muốn ‘tách khoa học ra khỏi Môi-se’, Thomas Huxley, tự cho mình là người theo thuyết bất khả tri, Ernst Haeckel,14 tai tiếng vì làm giả thí nghiệm, (người có những ý tưởng sâu đậm chống nghịch Kinh Thánh về vấn đề nguồn gốc, và ghét bỏ việc chống nghịch lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong Kinh Thánh), là những người nhiệt tình ủng hộ sách của Darwin. Thậm chí những người đầu tiên theo thuyết này nhìn từ góc độ thần học (như Asa Gray, nhà thuyết tiến hóa hữu thần, và Charles Kingsley, nhà thần học nhưng có tư tưởng phân biệt chủng tộc) dường như đã có xu hướng thiên về lời giải thích tự nhiên cho tạo hóa rồi trước khi chấp nhận học thuyết Darwin.

Từ buổi đầu của thời kỳ Trung Cổ với sự nở rộ của khoa học cho tới 200 năm về trước, thế giới quan của Thế Giới phương Tây công khai dựa trên Tin Lành và lịch sử tường thuật theo Kinh Thánh và những khái niệm về luật và đạo đức đi ra từ đó. Ngày hôm nay, điều này hoàn toàn khác, Tin Lành và Kinh Thánh dường như bị vứt bỏ khỏi nơi công cộng. Sự giảng dạy từ trong Kinh Thánh, và thậm chí việc khuyến khích đạo đức theo Thánh Kinh, hoàn toàn bị cấm ở nhiều nơi và chỉ một quan điểm về nguồn gốc (thuyết tiến hóa) được dạy ở đa số các trường công.

Vì thế dễ hiểu tại sao có nhiều người ngày nay tin vào thuyết tiến hóa, bởi vì hệ thống trường công và phương tiện truyền thông trong cả thế giới phương Tây dạy nó như là “thực tế” và “khoa học” ở khắp nơi cho những đứa trẻ dễ bị ảnh hưởng. Cho tới mức mà bây giờ việc dạy về thuyết tiến hóa trở thành một khái niệm tự có khả năng tồn tại không ngừng. Bởi vì những ý tưởng của thuyết tiến hóa ủng hộ thế giới quan tự nhiên hơn là thế giới quan hữu thần, điều này có nghĩa là nhiều người (thậm chí những người lớn lên trong gia đình mà công bố niềm tin vào Đức Chúa Trời) kết luận là chủ nghĩa vô thần là thật và lấy nó làm xuất phát điểm của họ.

Tuy nhiên, “thuyết tiến hóa không đi ra từ những dữ liệu”. Con người khôn ngoan hơn là nên kiểm định lại xuất phát điểm của chủ nghĩa vô thần. Những mảnh được coi là chứng cớ được sử dụng để chứng minh thuyết tiến hóa đơn giản là không hợp lý (theo cuốn sách và tư liệu mới đoạt giải của chúng tôi, “Gót Chân A-Qui của Thuyết Tiến Hóa” (Evolution’s Achilles’ Heels) đã trình bày). Bắt đầu với quan điểm Kinh Thánh, những gì chúng ta thấy trong thế giới của Chúa khớp với những gì chúng ta thấy trong Lời Ngài mà không cần những “yếu tố giả dối” mà khá phổ biến trong những lời giải thích về nguồn gốc theo cách nhìn của thuyết tiến hóa.

Tài liệu tham khảo

  1. Lưu ý rằng sự tiến hóa hữu thần (ý kiền này nói rằng Chúa sử dụng tiến hóa để sáng tạo) không phải là một lựa chọn thứ ba đúng vì nó vẫn đòi hỏi phải có một Đấng Tạo Hóa ở gốc rễ của sự tồn tại. Trở lại văn bản.
  2. Sự thiên tài của Charles Darwin (hồi 3): Richard Dawkins, Kênh 4 (UK), Thứ 2 ngày 18 tháng 8 năm 2008. Trở lại văn bản.
  3. Bản chép lại đầy đủ của cuộc hội thoại này có trên trang mạng arn.org/docs/orpages/or151/mr93tran.htm và được in ấn ở: Young, C.C. và Largent, M.A., Thuyết tiến hóa và thuyến tạo hóa: phim tài liệu và Evolution and Creationism: A Documentary and Reference Guide, pages 253–260. Trở lại văn bản.
  4. Việc thay đổi xuất phát điểm là hoàn toàn có thể. Trở lại văn bản.
  5. Lưu ý rằng có nhiều tên khác nhau và những cơ chế được đề xuất cho khái niệm giống loài của “tiến hóa”; thuyết tiến hóa Darwin, tân thuyết tiến hóa Darwin, thuyết tiến hóa theo cân bằng đột ngột, thuyết hỗn loạn, vân vân. Thậm chí còn có thuyết tiến hóa mặt đất phẳng. Trở lại văn bản.
  6. Nguyên Lý cơ bản, sách ba; trích trong Triết học về tự nhiên của New-ton: Chọn lọc từ những bài viết của ông, trang 42, ed. H.S. Thayer, Thư viện Kinh Điển Hafner, NY, 1953. Trở lại văn bản.
  7. Lamont, A., James Clerk Maxwell (1831–1879), Tạp chí Thuyết tạo hóa Creation 15(3):45–47, 1993; creation.com/maxwell. Return to text. Trở lại văn bản.
  8. Louis Pasteur (1822–1895), Nhà khoa học nổi tiếng và người chống lại thuyết tiến hóa, Tạp chí Thuyết Tạo Hóa Creation 14(1):16–19, 1991; creation.com/pasteur. Return to text. Trở lại văn bản.
  9. Woodmorappe, J., Ngài Kelvin xem xét lại thuyết trẻ tuổi của trái đất (Lord Kelvin revisited on the young age of the earth), Tạp chí Thuyết Tạo Hóa Creation 13(1):14, 1999; creation.com/kelvin. Trở lại văn bản.
  10. Bowlby, J., Charles Darwin: Một sự sống mới, W.W. Norton & Company, New York, p. 344, 1990. Trở lại văn bản.
  11. Darwin, F., Seward, A.C. (Ed.), Thêm những lá thư của Charles Darwin, Vol. 1, pp. 226–228, 1903 như được trích trong Bowlby, trang. 352. Trở lại văn bản.
  12. Cuộc phỏng vấn giám đốc Blasius: “Thuyết tiến hóa chỉ là một giả thuyết”, 1859, trích trong, Braunschweiger Zeitung, ngày 29 tháng 3 năm 2004. Trở lại văn bản.
  13. Wieland, C., Vụ nổ từ trong quá khứ, creation.com/blasius, ngày 16, tháng 6, năm 2006. Trở lại văn bản.
  14. van Niekerk, E., Chống lại thuyết cải chánh phần 1: Ernst Haeckel, sự gian lận được vạch trần, Tạp chí Thuyết Tạo Hóa 25(3):89–95, 2011; phần 2: Ernst Haeckel và bản in khắc gỗ ba lần của ông ta, Tạp chí Thuyết Tạo Hóa Creation 27(1):78–84, 2013. Trở lại văn bản.

Helpful Resources

Evolution's Achilles' Heels
by Nine Ph.D. scientists
US $10.00
mobi (ebook) download
Evolution's Achilles' Heels
by Nine Ph.D. scientists
US $17.00
Soft cover
Christianity for Skeptics
by Drs Steve Kumar, Jonathan D Sarfati
US $12.00
Soft cover
The Greatest Hoax on Earth?
by Dr Jonathan Sarfati
US $10.00
Soft cover