Explore
Also Available in:

Có phải Chúa đã tạo dựng trong hàng tỷ năm?

Và tại sao điều này lại quan trọng?

bởi ,
dịch bởi Hi Tea và John Smith

Đã đăng: 1 Tháng mười 2015 (GMT+10)
8112Geologic-time

Thường thì người ta thách thức những người theo thuyết Sáng Tạo với những lời bình luận rằng, “Tôi tin Chúa là Đấng Tạo Hóa, và tôi không tin vào thuyết tiến hóa, nhưng Chúa có thể mất hàng tỉ năm để tạo, vậy thì vấn đề tuổi của Trái Đất có gì to tát?” Một vài người tuyên bố rằng nhấn mạnh vào “6 ngày và 6000 năm trước theo nghĩa đen” thậm chí làm cho người khác dè dặt với niềm tin, vậy thì “tại sao phải quả quyết tới vậy? Tại sao nhấn mạnh vào một thứ mà không phải là vấn đề của sự cứu rỗi?”

Có thể sẽ là một sự ngạc nhiên rằng chúng tôi cũng đồng ý với một điểm. Quy mô thời gian xét nó cách độc lập thì không phải là một vấn đề quan trọng. Vậy tại sao CMI lại nhấn mạnh nó? Nó quan trọng bởi vì vấn đề cuối cùng cô đọng lại là, “Liệu Kinh Thánh có thực sự nói rõ điều Kinh Thánh nói một cách thẳng thắn?” Vì vậy điều này đánh thẳng vào tâm điểm của sự đáng tin cậy của Thánh Kinh. Vì thế, thỏa hiệp với thuyết độ tuổi già cũng ngầm phá hoại tổng thể thông điệp Phúc Âm một cách nghiêm trọng, từ đó gây ra những khủng hoảng niềm tin cho nhiều người và cả những vấn đề lớn với việc truyền giảng Phúc Âm.

Những ẩn ý được suy ra từ quy mô thời gian theo thuyết độ tuổi già

Trước tiên, chúng ta cần hiểu về nguồn gốc của khái niệm Trái Đất già. Ý tưởng về hàng triệu hay hàng tỉ năm đơn giản là không được tìm thấy ở chỗ nào trong Kinh Thánh; nó có xuất xứ từ bên ngoài Kinh Thánh. Năm 1830, Charles Lyell, một luật sư người Scotland cho ra cuốn sách “Nguyên lý Địa Chất học”. Ông chỉ ra rằng một trong những mục đích của ông là “giải phóng khoa học [về địa chất học] khỏi Môi-se.”1 Ông xây dựng những ý tưởng của mình dựa trên những ý tưởng của nhà địa chất học khác tên là James Hutton, người ủng hộ cách giải thích về địa chất trái đất dựa theo thuyết đồng nhất. Lyell tranh luận rằng hàng ngàn phút (đơn vị đo) của các lớp trầm tích (được trải xuống bởi nước hoặc dòng chảy chất lỏng nào đó) trên khắp cả trái đất là kết quả của những quá trình dài, chậm và từ từ trải dài hàng triệu hay hàng tỉ năm (thay vì là bởi những quá trình của trận Lũ thời Nô-ê). Ông ta tin rằng những quá trình quan sát thấy trong thời hiện tại phải được dùng để giải thích lịch sử địa chất của trái đất. Vì thế, nếu chúng ta hiện nay thấy những dòng sông trải trầm tích với tốc độ như 1mm (4/100 in) một năm, thì một lớp đá trầm tích như sa thạch có độ dày 1000 mét (3300 phút) phải mất một triệu năm để hình thành. Giả định “Hiện tại là chìa khóa để hiểu quá khứ” (và những biến thể của giả định này) là trụ cột của địa chất học hiện đại. Nó bao gồm cả sự chối bỏ câu chuyện Kinh Thánh tường thuật về một Đại Hồng Thủy trên khắp địa cầu. Ý tưởng hàng triệu năm được gán cho những lớp khác nhau trong bảng địa chất đã được sử dụng lâu rồi trước khi những phương pháp đo độ tuổi bằng bức xạ ra đời – thậm chí khá lâu trước khi phóng xạ được phát hiện.

8112grandcanyonlayers
Image by Daniel Smartt

Nhưng đây là vấn đề thần học. Những lớp đá này không chỉ có đá hay hạt nhỏ trong nó. Chúng bao gồm hóa thạch. Và những hóa thạch này là bằng chứng không thể chối cãi cho sự chết – và không chỉ là của sự chết, nhưng sự ăn thịt, bệnh tật và sự đau đớn. Có những di vật cho thấy vết răng trong chúng, và thậm chí những động vật được hóa thách khi đang trong quá trình ăn những động vật khác. Có bằng chứng của bệnh dịch, ung thư và nhiễm trùng; và sự đau đớn nói chung từ những vết thương, xương vỡ, vân vân. Theo Kinh Thánh, chúng ta hiểu những sự này chỉ bắt đầu xảy đến sau sự Sa Ngã của loài người. Nhưng bởi vì chúng ta có bảng phả hệ chi tiết trong Kinh Thánh, không thể có cách nào mà nhân vật Adam trong Kinh Thánh lại tồn tại hàng triệu năm trước đó, trước khi sự chết và sự đau khổ bắt đầu xảy ra theo quy mô thời gian đồng nhất. Chúng ta có thể suy luận ra từ niềm tin vào thuyết độ tuổi già là Chúa đã cho phép sự chết trước sự Sa Ngã của loài người, nhưng Kinh Thánh nêu rõ ràng là sự chết được đưa vào thế gian do những hành động của Adam. (Rô-ma 5:12).

Vị chúa của Trái đất già

Ý tưởng cho rằng có sự chết đã ở trong sự tạo hóa trước khi có sự Sa Ngã có những hàm ý lớn về thần tính của Chúa. Vấn đề tương tự sẽ phát sinh nếu ai đó nghĩ rằng Chúa sử dụng thuyết tiến hóa để tạo. Thuyết tiến hóa là một quá trình ngẫu nhiên và lãng phí, yêu cầu hàng triệu những sinh vật không thích hợp phải chết. Vô vàn những sinh vật ở thể chuyển tiếp đã từng tồn tại, chỉ để rồi chết như những nạn nhân trong một cuộc hành quân lớn tiến lên phía trước. Ở một thời điểm nào đó, vị Chúa được cho là ‘tốt lành’ này quyết định cho quay xổ số của sự chết chóc để cuối cùng cho ra những con người, và vị chúa nhìn vào những con người mang hình ảnh của mình, đứng trên những lớp lớp đá chứa đầy những di thích của hàng tỉ sinh vật đã chết, và tuyên bố cả thảy công trình sáng tạo của mình – cùng với bằng chứng của tất cả sự chết chóc và đau đớn mà xảy ra trong quá trình tạo ra nó – là ‘rất tốt đẹp’ (Sáng Thế Ký 1:31). Vậy chúng ta có thể thấy rằng thuyết độ tuổi già không hợp với Kinh Thánh, dù một người có tin thuyết đó kèm theo việc tin thuyết tiến hóa hay không.

Để tóm tắt, (theo thuyết Trái Đất già) độ tuổi của trái đất được suy ra từ những lớp đá mà có chứa hóa thạch bên trong, và như vậy sự chết, sự đau đớn và bệnh dịch có trước sự Sa Ngã của loài người. Kinh Thánh nói rất rõ là không có sự chết trước A-đam (Rô-ma 5:12).

Phúc Âm của Trái đất già

Death pain
Vào cuối ngày 6, Đức Chúa Trời đã tuyên bố rằng sự sáng tạo đã hoàn thành của Ngài là “rất tốt”;. Nếu tiến hóa là đúng, phải chăng Adam và Eva đã đứng trên nghĩa trang hóa thạch chết chóc và đấu tranh trong hàng triệu năm mà Đức Chúa Trời gọi là “rất tốt”;. Kinh thánh mô tả cái chết là kẻ thù cuối cùng cần bị phá hủy.

Một vài người được coi là chuyên gia cố gắng né vấn đề ‘rất tốt’ này bằng cách cho rằng sự Sa Ngã chỉ gây ra sự chết chóc và bệnh tật của loài người. Điều này không thể đúng. Vì một lẽ sau, Rô-ma 8:19-22 chỉ dạy rõ ràng rằng sự nguyền rủa của sự chết và đau đớn theo sau sự Sa Ngã của A-đam ảnh hưởng tới cả sự tạo hóa, có nghĩa là cả vũ trụ vật chất.

Nhưng thậm chí nếu chúng ta tạm bỏ nó sang một bên để chỉ tranh luận mà thôi, thì còn một vấn đề khác, bởi vì chúng ta có những dấu tích của loài người mà được “tính tuổi” là hàng trăm ngàn năm. Độ tuổi này này là khá lâu trước bất cứ thời kỳ sống của Adam được coi là khả thi nào để hợp theo Kinh Thánh, rằng ông sống trong Vườn khoảng 6000 năm về trước. Nhiều lý luận có tính thỏa hiệp cho rằng những dấu tích là của những người “tiền A-đam” – những sinh vật không phải là người và vô hồn. Nhưng những bộ xương này rơi vào đúng khoảng biến thể thông thường thấy trong loài người. Và ví dụ như những người Neandert cho thấy dấu hiệu của nghệ thuật, văn hóa và thậm chí cả tôn giáo nữa. Và gần đây, việc giải mã ADN của người Neandertal cho thấy rằng nhiều người trong chúng ta mang gien của người Neandertal – có nghĩa là chúng ta là cùng một loài được tạo ra. Việc gọi họ là “những động vật không phải là người” có vẻ như hoàn toàn chỉ là được bày ra để cứu vãn hệ thống niềm tin vào hệ thống thuyết độ tuổi già.

Thêm vào đó, Rô-ma 5:12 cũng chỉ ra rằng “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian, và bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã lan tràn đến mọi người vì mọi người đều đã phạm tội.” Nó không cho thấy một dấu hiệu nào chỉ ra rằng sự Sa Ngã đã gây ra chỉ sự chết của loài người mà thôi. Làm méo mó lời giải nghĩa cho đoạn 5 sách Rô-ma để nói rằng sự chết bị giới hạn trong loài người là có ý nói tội lỗi của A-đam chỉ gây ra một phần của sự Sa Ngã cho tạo hóa của Chúa; nhưng đoạn Rô-ma 8:19-20 nói với chúng ta rằng muôn vật rên rỉ dưới gánh nặng của tội lỗi và chịu sự bất lực. Và Sáng Thế Ký 3:17-19 cho chúng ta thấy ngay cả đất cũng bị rủa sả để rồi nó sản sinh ra gai góc và tật lê.2 Nếu chỉ một phần của sự Sa Ngã xảy ra, thì tại sao Chúa sẽ phải phá hủy muôn vật để làm mới hết lại thay vì là phục hồi một phần mà thôi? Tại sao không chỉ phục hồi loài người nếu như phần còn lại của muôn vật vẫn còn ‘rất tốt’?

If only a partial Fall occurred, then why will God destroy all creation to bring about a new one instead of a partial restoration? Why not just restore humans if the rest of creation is still ‘very good’?

Sự chết, kẻ thù cuối cùng

Trọng tâm của Phúc Âm đó là sự chết là kẻ thù cuối cùng cần tiêu diệt (I Cô-rinh-tô 15:26). Sự chết đã đột nhập vào thế giới hoàn hảo bởi vì tội lỗi, và nó rất nghiêm trọng tới mức sự chiến thắng cái chết của Chúa Giê-xu không thể được bày tỏ trọn vẹn nếu vẫn còn duy nhất một người đặt niềm tin vào Ngài nằm ở trong mồ. Hay chăng chúng ta phải tin rằng điều mà các tác giả Kinh Thánh miêu tả là kẻ thù lại được Chúa sử dụng và giám sát trong hàng triệu năm và lại được gọi là “rất tốt”?

Phần lớn của Phúc Âm là niềm hy vọng chúng ta có trong sự Phục Sinh và sự phục hồi của muôn vật trở lại với trạng thái hoàn hảo ban đầu. Kinh Thánh nói rõ về Trời Mới và Đất Mới là nơi mà không còn sự ăn thịt lẫn nhau, không còn sự chết, không còn sự đau đớn và không còn tội lỗi (Ê-sai 56:17-25, Khải Huyền 21:1-5). Nhưng nếu trạng thái đó chưa bao giờ tồn tại thì sao có thể gọi đó là sự phục hồi?

Một thầy tu Anh Giáo tin vào thuyết tiến hóa đưa ra một bản tóm tắt hay về việc “việc chấp nhận có sự chết trước khi có sự Sa Ngã có ý nghĩa gì đối với thần học Cơ Đốc:

“… những hóa thạch là dấu tích của những sinh vật từng sống và chết hơn một tỉ năm trước khi loài vượn người tiến hóa. Sự chết có từ lâu đời giống như chính sự sống trong mọi sự ngoại trừ một tích tắc. Liệu nó do vậy mà thành sự trừng phạt của Đức Chúa Trời dành cho Tội Lỗi? Những bằng chứng hóa thạch chứng minh rằng một hình thức nào đó của điều ác đã tồn tại xuyên suốt thời gian. Xét về quy mô lớn điều đó hiển nhiên trong những thiên tai…. Trong phạm vi các nhân, có rất nhiều bằng chứng về bệnh tật đau đớn và tê liệt, và hoạt động của những loài kí sinh. Chúng ta thấy các loài sống chịu đựng trong sự chết, với bệnh viêm khớp, một khối u hay đơn giản là bị ăn bởi những loài khác. Khả năng rằng từ buổi sơ khai, sự sống với sự chết, điều thiện với điều ác, đã luôn luôn tồn tại là có thể. Chưa thấy ở điểm nào có sự gián đoạn; chưa từng có thời gian nào khi sự chết bỗng xuất hiện, hoặc một khoảnh khác nào điều ác thay đổi bản chất của vũ trụ. Chúa đã tạo ra thế giới này theo như nó đã vốn có… tiến hóa là một công cụ của sự thay đổi và đa dạng. Có những người cố gắng nói với chúng ta rằng A-đam có mối quan hệ hoàn hảo với Chúa cho tới khi ông phạm tội, và tất cả điều chúng ta cần làm là ăn năn và tin nhận Chúa Giê-xu để phục hồi lại mối quan hệ ban đầu. Nhưng sự toàn hảo như vậy chưa bao giờ tồn tại. Chưa từng có thế giới như vậy. Cố quay trở lại, trong hiện thực hay tâm linh, là một ảo tưởng. Không may là nó vẫn là tâm điểm của nhiều lời giảng Phúc Âm.”3

Kinh Thánh nói rõ về Trời Mới và Đất Mới là nơi mà không còn sự ăn thịt lẫn nhau, không còn sự chết, không còn sự đau đớn và không còn tội lỗi (Ê-sai 56:17-25, Khải Huyền 21:1-5). Nhưng nếu trạng thái đó chưa bao giờ tồn tại thì sao có thể gọi đó là sự phục hồi?

Vậy, chúng ta bây giờ có thể thấy nếu chúng ta cho phép niềm tin vào thuyết hàng tỉ năm kèm với thuyết tiến hóa hay không sẽ trở thành một điều dẫn tới sự sai lầm lớn, vì nó sẽ cho phép sự chết và đau đớn xảy ra trước sự Sa Ngã. Hệ luận lô-gic sẽ là nó cũng cho phép cái ác xảy ra trước sự Sa Ngã (mà sự Sa Ngã này sẽ vì thế mà không còn tồn tại trong quan điểm của người tin vào nó nữa vì đã từng có sự hoàn hảo nào đâu để mà rồi sa ngã). Và trong quá trình đó, nó gạt bỏ sự hy vọng được trở về với trạng thái toàn hảo, vì không thể trở về trạng thái mà chưa bao giờ tồn tại. Chính Phúc Âm sẽ bị hủy diệt trong quá trình đó.

Trên thực tế, mọi lãnh đạo và nhà thần học Cơ Đốc mà đưa ra những lý do để tin vào thuyết độ tuổi già thay vì theo quy mô thời gian của Kinh Thánh phải chấp nhận rằng sách Sáng Thế Ký – khi đọc trên bề mặt, cả trong tiếng Hê-bơ-rơ lẫn trong các bản dịch tiếng Anh – rõ ràng dạy chúng ta về một công cuộc tạo hóa trong sáu ngày dài bình thường.

Vậy Chúa Giê-xu đến để cứu chúng ta từ điều gì, nếu chẳng phải là sự chết, sự đau đớn, tội lỗi và sự chia cắt khỏi Đức Chúa Trời? Chúng ta hiểu thế nào về những phân đoạn như Hê-bơ-rơ 9:22, có nói rằng “… “Theo luật pháp, hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được tinh sạch; không đổ huyết thì không có sự tha thứ,” nếu sự chết và đổ máu đã vẫn xảy ra như những quá trình tự nhiên trong hàng triệu năm trước khi có A-đam? Nếu đó là sự thật, thì sự chết của Đấng Christ trở nên chẳng có ý nghĩa gì và không thể trả cho tội lỗi chúng ta. Và niềm hy vọng của chúng ta là gì nếu đó không đặt vào sự phục sinh và Trời Mới Đất Mới.

Nếu sự chết là tự nhiên, tại sao chúng ta lại than khóc về nó tới vậy? Tại sao chúng ta không thể chấp nhận sự chết như là một phần ‘bình thường’ của sự sống? Quan điểm này cướp đi năng quyền từ Phúc Âm và tầm quan trọng của sự hy sinh của Chúa Giê-xu. Suy từ quan điểm đó tới kết luận tự nhiên của nó đã làm cho nhiều người hoàn toàn bỏ niềm tin Cơ Đốc.

Ảnh hưởng lên hội thánh

Việc dạy thuyết tiên hóa lan rộng có những hậu quả kinh khủng cho những người trẻ của chúng ta, những người đang rời bỏ hội thánh với số lượng lớn. Những người Cơ Đốc nhân đang trụ lại nhưng tin vào độ tuổi hàng tỉ năm sẽ thấy khó để bảo vệ đức tin của họ và vì thế, điều này ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của hội thánh. Một trong những chướng ngại vật của đức tin chính là câu hỏi: “Tại sao một Đức Chúa Trời tốt lành lại cho phép tất cả sự chết và đau đớn trên thế giới?” Những tín đồ như vậy không thể giải thích cách thích đáng rằng nguồn gốc của sự chết và đau khổ là hệ quả của sự phạm tội của loài người.

Ngược lại, những tín đồ giữ quan điểm dựa trên Kinh Thánh về lịch sử thế giới có một nền tảng lô-gic để giới thiệu về Đức Chúa Trời cho những người không có kiến thức về Kinh Thánh. Thật tình cờ, đây là chính là cách tiếp cận Phao-lô sử dụng khi giảng cho những khán giả tương tự là người ngoại (Công Vụ 14:15-17; 17:23-31). Ở Lít-trơ, ông sử dụng tạo hóa là yếu tố chìa khóa để kết nối, để phân biệt Đức Chúa Trời với loài người như ông và Ba-na-ba mà thôi. Và tại A-thên, ông dẫn những người theo phái khắc kỷ và những triết gia của thời kì đó “trở lại với Sáng Thế Ký” để đặt nền móng qua đó giới thiệu họ với Đức Chúa Trời chân thật với hy vọng rằng họ sẽ ăn năn việc thờ lạy thần tượng vô ích của họ.

Còn những ý tưởng này thì sao? (Bằng tiếng Anh)

Could the days in Genesis be long periods of time?

Are there gaps between Genesis 1:1 and 1:2?

Is a ‘soft gap’ defensible?

Is Genesis just a literary framework?

Is Genesis Poetry?

Is the seventh day eternal?

Isn’t ‘a day like a thousand years’ to God?

Doesn’t Genesis 2:4 use a ‘non-literal’ day?

Were there literal days before the sun?

Could the days of Genesis be ‘days of revelation’?

Aren’t there two contradictory creation accounts?

Is ‘Progressive Creation’ biblical?

Nếu niềm tin vào Kinh Thánh đúng như những gì được chép cách đơn giản dễ hiểu giúp củng cố khả năng của một người trong việc giải thích Phúc Âm, và sự thỏa hiệp ngược lại có thể đem lại những ảnh hưởng có hại như vậy, thì tại sao ai đó có thể thỏa hiệp được? Trên thực tế, mọi lãnh đạo và nhà thần học Cơ Đốc mà đưa ra những lý do để tin vào thuyết độ tuổi già thay vì theo quy mô thời gian của Kinh Thánh phải chấp nhận rằng sách Sáng Thế Ký – khi đọc trên bề mặt, cả trong tiếng Hê-bơ-rơ lẫn trong các bản dịch tiếng Anh – rõ ràng dạy chúng ta về một công cuộc tạo hóa trong sáu ngày dài bình thường. Và điều này được củng cố bởi câu Xuất Ê-díp-tô Ký 20:11, một phần của Mười Điều Răn; câu này chỉ ra rằng những ngày Sáng tạo trong sách Sáng Thế Ký được hiểu là những ngày dài bình thường, không có chỗ nào cho hàng triệu năm hay có những khoảng thời gian xen giữa các câu Kinh Thánh. Nhưng thật đáng tiếc là họ chấp nhận rằng khoa học cách nào đó đã “chứng minh” được hàng triệu năm, mà thực ra là không phải vậy.

Cơ Đốc Giáo mâu thuẫn chăng?

Mặc dù vẫn có thể vừa là Cơ-Đốc Nhân và vừa tin vào Trái Đất già, điều đó cho thấy rằng người đó hoặc chưa nghĩ thấu đáo về các hệ quả, hay là Kinh Thánh không phải là thẩm quyền tối cao cho niềm tin của họ. Nếu Sáng Thế Ký không phải là lịch sử ghi chép thực tế theo nghĩa đen, thì làm sao một người có thể biết lẽ thật thực sự bắt đầu từ Kinh Thánh? ‘Khoa học’ ngày nay cũng ‘chứng minh rằng loài người không sống lại từ cõi chết. Vậy nếu chúng ta cho phép chính khoa học này nói với chúng ta rằng Chúa Giê-xu đã không sống lại từ cõi chết (điều này hợp với thế giới quan của những người thỏa hiệp) thì “sự rao giảng của chúng tôi là vô ích, và đức tin của anh em cũng vô ích,” như Sứ Đồ Phao-lô đã viết (I Cô-rinh-tô 15:14). Việc đặt niềm tin của chúng ta vào triết lý nhân tạo làm chúng ta liên tưởng đến người mà Chúa Giê-xu miêu tả trong Ma-thi-ơ 7:26 khi Chúa nói: “Còn ai nghe lời Ta, nhưng không làm theo, thì giống như người dại dột, xây nhà trên cát.” Ngược lại, trong câu 24-25 Chúa khẳng định: “Vậy, ai nghe lời Ta và làm theo thì giống như một người khôn ngoan, xây nhà mình trên vầng đá. Dù có mưa tuôn xuống, lũ lụt tràn đến, gió xô mạnh, nhà ấy vẫn đứng vững, vì đã được xây trên vầng đá.”

Và bởi rõ ràng Chúa Giê-xu đã tin vào lịch sử Sáng Thế Ký theo nghĩa đen, thì chúng ta cũng nên vậy.

Tham khảo

  1. Charles Lyell, lá thư cá nhân gửi George Poulett Scrope, ngày 14 tháng 6 năm 1830; coi creation.com/Lyell. Trở lại văn bản.
  2. Thật thú vị, chứng cứ hóa thạch có cả gai góc. Một lời giải thích theo thông lệ (lời giải thích này từ chối việc xảy ra một trận Hồng Thủy toàn cầu) về chứng cứ hóa thạch này cho rằng những gai góc có hàng trăm triệu năm trước bất cứ loài người nào. Xem W.N. Stewart và G.W. Rothwell, Bách Thảo thời kỳ đồ đá và tiến hóa của các loài Thực vật. (Cambridge, Anh: Nhà xuất bản trường đại học Cambridge University Press, 1993), p. 172–176.) Trở lại văn bản.
  3. Tom Ambrose, ‘Chỉ là một đống xương lâu đời’, Báo Giáo Hội Anh, Chương mục những vấn đề đương thời, ngày 21 tháng 10 năm 1994. Trở lại văn bản.

Helpful Resources

The Genesis Account
by Jonathan Sarfati
US $39.00
Hard cover
Refuting Compromise
by Dr Jonathan Sarfati
US $17.00
Soft cover
From Creation to Salvation
by Lita Cosner Sanders
US $14.00
Soft cover
The Geologic Column
by John K Reed, Michael J Oard
US $15.00
Soft cover
Rapid Rocks
US $10.00
DVD